Ai nên tiêm ngừa HPV ung thư cổ tử cung?

Vì sao cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
Theo thống kê, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới thứ 2 sau ung thư vú. Số liệu thực tế cho thấy mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca bệnh mới và có 7 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ trong độ tuổi 40-60, tuy nhiên virus HPV có thể đã tồn tại âm thầm trong cơ thể từ đó rất lâu. Vì vậy chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin ngừa HPV ngay từ sớm là điều cần thiết.
Việc chích ngừa HPV gây ung thư cổ tử cung giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại việc nhiễm một số chủng loại HPV phổ biến có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. 2 chủng gây ung thư cụ thể là 2 chủng HPV 16 và 18.
Lưu ý: vi rút HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục nên các chị em cần tiêm ngừa trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên sẽ đạt hiệu quả tối đa.
Những đối tượng nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV
Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên chích ngừa HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung là tốt nhất. Nhưng phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể chích ngừa HPV tuy nhiên hiệu quả sẽ không còn được như trước
Không nên tiêm vắc xin HPV nếu nằm trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin
  • Cơ thể đang sốt cao 
  • Đang bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Nữ giới đang có thai hoặc đang cho con bú.
  • Dương tính với HPV. 

Tác dụng phụ thường gặp khi chích ngừa HPV
Hầu hết các loại vác xin đều có tác dụng phụ và HPV cũng  có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như: đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngất xỉu.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm xảy ra, các chị em không nên quá lo lắng.
Có thể bạn quan tâm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Nhận xét